Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Pháp chủ

Hiện nay chức danh Pháp chủ dùng để gọi người lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Pháp chủ là người đứng đầu Hội đồng Chứng minh, thay mặt Hội đồng Chứng minh ban hành các Giáo chỉ, các văn bản quan trọng nhất, đại diện cho Giáo hội trong các hoạt động đối ngoại.

Ngôi vị Pháp chủ chỉ do Đại hội Phật giáo toàn quốc suy cử một vị Hòa thượng, và tại vị đến suốt đời. Trên thực tế, ngôi vị này chỉ có vai trò đại diện chứ không trực tiếp tham gia điều hành, và không có thực quyền quyết định.

Từ khi thành lập năm 1981 đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có ba vị Pháp chủ:

STTChân dungThọ đại giớiPháp pháiSơn mônTại vịTrụ xứCác Chức Vụ Khác
1
Đức Đệ Nhất Pháp Chủ
Đại Lão Hòa Thượng
Thích Đức Nhuận
1897 - 1993
1917Tào ĐộngĐồng Đắc1981 - 1993
  • Phó hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam
2
Đức Đệ Nhị Pháp Chủ
Đại Lão Hòa Thượng
Thích Tâm Tịch
1915 - 2005
1939Lâm TếTế Xuyên1997 - 2005
  • Trưởng sơn môn Bồ Đề
  • Trưởng sơn môn Tế Xuyên
3
Đức Đệ Tam Pháp Chủ
Đại Lão Hòa Thượng
Thích Phổ Tuệ
1917
1937Lâm TếĐa Bảo2007 - nay
  • Trưởng sơn môn Đa Bảo

Trong thời gian 2005 - 2007, do Đệ nhị Pháp chủ Thích Tâm Tịch đã viên tịch mà chưa tổ chức Đại hội Phật giáo, nên chức danh Pháp chủ khuyết chỗ. Đại hội Phật giáo Toàn quốc khóa 6 vào tháng 11 năm 2007 đã suy cử Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ lên ngôi vị Pháp chủ. Mặc dù ở ngôi vị Pháp chủ nhưng Hòa thượng Thích Phổ Tuệ không trú tại Trụ sở Giáo hội ở Hà Nội, mà vẫn trụ trì ở chùa Viên Minh (chùa Ráng), Hà Tây.